Đo lường sức mạnh của Breakout

Post by

Như bạn đã học trong bài học trước, sau khi thị trường di chuyển một quãng dài, nó bắt đầu vào giai đoạn củng cố (consolidation), một trong 2 điều có thể xảy ra :


  • Giá tiếp tục đi theo hướng trước đó.
  • Giá đảo chiều theo hướng ngược lại.

Liệu có cách nào để xác nhận chắc chắn có Breakout xảy ra , hay liệu có cách nào giúp chúng ta tránh được breakout giả ?

Bạn hãy đoán xem… Vâng, có một cách …

Trong thực tế, có một vài cách có thể cho chúng ta biết liệu xu hướng có sắp đảo chiều hay không .

MACD – Moving Average Convergence Divergence _ Đường trung bình hội tụ phân kỳ

Tới thời điểm bây giờ , bạn đã có kiến thức nền tảng tốt về chỉ số MACD. Nếu không, bạn có thể xem lại bài học về MACD của chúng tôi ở các phần trước.

MACD là một trong các chỉ số phổ biến nhất được các nhà giao dịch sử dụng. Nó đơn giản nhưng đáng tin cậy và có thể giúp nhận biết động lực (momentum) và biết khi nào thị trường đang thiếu động lực.

MACD có thể được hiển thị bằng nhiều cách , nhưng một trong những cách hấp dẫn nhất là nhìn vào nó theo các vạch biểu đồ. Những biểu đồ này không cho thấy rõ sự khác biệt giữa đường MACD nhanh và chậm. Khi các vạch biểu đồ cao lên, có nghĩa là động lực thị trường đang mạnh lên. Khi các vạch biểu đồ thấp xuống, nó có nghĩa là động lực thị trường đang yếu đi.



Vậy, làm thế nào chúng ta có thể sử dụng nó để phát hiện một sự đảo ngược xu hướng ?

Hãy nhớ lại những dấu hiệu giao dịch được gọi là phân kỳ (ở lớp học trước) và nó xảy ra như thế nào khi giá và đường chỉ dẫn di chuyển theo 2 hướng đối nghịch ? Vì MACD cho chúng ta thấy động lực cho nên nó sẽ tăng khi thị trường đang tạo ra xu hướng. Tuy nhiên, nếu MACD bắt đầu giảm ngay cả khi thị trường đang tiếp tục xu hướng, bạn có thể suy ra rằng động lực đang giảm và xu hướng có thể sắp kết thúc.



Bạn có nhận ra điều này khi nhìn thấy giá di chuyển cao hơn, trong khi MACD lại thấp dần đi. Điều này có nghĩa là ngay cả khi giá vẫn còn xu hướng, động lực đã bắt đầu yếu dần. Từ thông tin này, chúng ta dự báo rằng khả năng đảo chiều rất có thể sẽ xảy ra.

RSI-Relative Strength Index- Chỉ số sức mạnh liên quan

RSI là một chỉ báo động lực hữu ích để xác nhận có breakout đảo chiều. Về cơ bản, chỉ số này cho chúng ta biết sự thay đổi giữa giá đóng cửa cao hơn và thấp hơn trong một giai đoạn. Chúng ta sẽ không đi quá chi tiết vế vấn đề này vì bạn có thể đọc lại ở những bài học trước.

RSI có thể được sử dụng theo cách tương tự như MACD để tìm ra sự phân kỳ. Bằng cách phát hiện ra phân kỳ, bạn sẽ dự đoán trước được sự đảo chiều xu hướng có thể xảy ra.



Bên cạnh đó, RSI cũng rất tốt trong việc cho thấy một xu hướng đã được mua quá nhiều hay bán quá nhiều. Một dấu hiệu phổ biến cho thấy thị trường đã quá mua là khi RSI trên 70. Ngược lại, dấu hiệu phổ biến cho thấy thị trường đã quá bán là nếu RSI thấp hơn 30.

Vì xu hướng là sự chuyển động cùng một hướng trong một khoảng thời gian, nên bạn sẽ rất thường thấy RSI đi vào vùng quá mua hoặc quá bán, điều này phụ thuộc vào việc thị trường đang có xu hướng theo hướng nào.

Nếu một xu hướng đã đi vào vùng quá mua/quá bán sau đó quay trở lại vào phạm vi RSI, đó là một tín hiệu tốt cho biết xu hướng có thể đảo chiều.

Trong một ví dụ tương tự như đã nêu trên, RSI cho thấy thị trường đã quá mua sau một thời gian dài. Một khi RSI quay lại xuống dưới 70, nó là một tín hiệu tốt báo hiệu đảo chiều sắp xảy ra.

Tài liệu tổng hợp từ internet


Blog, Updated at: 17:22

0 nhận xét:

Đăng nhận xét