Phương pháp Breakout
Pivot Point được sử dụng trước tiên để tìm điểm vào thị trường, nhờ vào các mức Support và Resistance của nó. Những biến động giá mạnh nhất thường xảy ra tại khu vực pivot point.Chỉ khi giá chạm mức pivot point, bạn sẽ có thể quyết định nên BUY hay SELL, đặt take profit và stop loss tại đâu. Thông thường, nếu giá ở phía trên pivot, đó là khu vực giá lên, nếu nằm dưới pivot, đó là khu vực giá xuống.
Nếu giá quanh quẩn ở khu vực pivot point và đóng cửa dưới pivot, bạn có thể vào lệnh SELL. Bạn nên đặt Stop loss trên Pivot Point ( PP) và take profit tại S1.
Tuy nhiên, nếu bạn thấy giá tiếp tục rơi qua khỏi S1, mà nếu như lúc đó bạn chưa thoát khỏi thị trường, bạn có thể dời Stop loss từ trên PP xuống trên S1 và theo dõi cẩn thận. Thường thì S2 là mức mong muốn thấp nhất trong ngày và bạn nên dùng nó để đặt mục tiêu lợi nhuận cho mình.
Bạn có thể áp dụng ngược lại cách giao dịch trên khi thị trường trong xu hướng lên. Nếu nến có giá đóng cửa phía trên PP, bạn có thể vào lệnh BUY, đặt Stop loss dưới PP và đặt take profit tại các mức R1 và R2.
Phương pháp Range-bound
Sức mạnh của các mức Support và Resistance thể hiện qua số lần giá chạm và bật ngược lại mà không vượt qua được các mức cản này.Giá chạm vào mức cản và bật lại càng nhiều lần thì mức cản đó càng mạnh.
Nếu giá ở gần mức cản resistancce , bạn có thể SELL và đặt Stop loss nhỏ phía trên mức resistance này.
Nếu giá tiếp tục tăng cao và phá vỡ mức Resistance, coi như hiện tượng “breakout” đã xảy ra. Lúc đó bạn cần thoát khỏi lệnh SELL, và nếu như bạn tin rằng hiện tượng breakout đã xảy ra và đủ mạnh để BUY, bạn có thể vào thị trường trở lại với một lệnh BUY. Khi đó, bạn có thể đặt Stop loss sát phía dưới mức resistance lúc nãy ( sau khi được phá qua, bây giờ nó đã trở thành một mức Support mới).
Ngược lại, nếu giá gần khu vực Support phía dưới, bạn có thể BUY và đặt Stop loss dưới mức Support này.
Lý thuyết trên có hoàn hảo ?
Theo lý thuyết, mọi thứ nghe thật đơn giản. Nhưng, đó chỉ là trong mơ !!!
Trong thế giới thực, Pivot Point không phải lúc nào cũng đúng, Giá thường do dự xung quanh khu vực các mức cản và thật khó khăn để nói rằng : nó sẽ tiếp tục di chuyển thế nào.
Trong vài trường hợp, giá sẽ dừng trước khi chạm vào mức cản và đổi chiều, điều đó có nghĩa là giao dịch của bạn chưa thể dính take profit. Một số trường hợp khác, bạn thấy đường Support có vẻ rất mạnh, bạn BUY trên nó, nhưng rồi giá rớt xuống qua khỏi Support, bạn đóng lệnh, chịu lỗ, và rồi sau đó, giá quay trở lên lại như hướng bạn đã đoán ban đầu.
Vì thế bạn cần phải giao dịch một cách có chọn lọc, bạn nên tìm hiểu một chiến lược giao dịch theo Pivot Point của riêng bạn và nhớ phải tuân thủ nguyên tắc chơi thật nghiêm ngặt.
Bây giờ bạn xem hình vẽ bên dưới để cùng hình dung sử dụng Pivot Point khó hay dễ thế nào .
Thật nhiều màu sắc sinh động phải không nào ? 😀
Nhìn vào khu vực hình oval màu cam. Chú ý xem đường PP hoạt động như một Support như thế nào, tuy nhiên nếu bạn BUY , bạn đã không thể lấy lợi nhuận tại R1
Bây giờ bạn hãy để ý hình tròn màu tím đầu tiên. Giá phá vỡ qua đường PP nhưng không chạm được đến S1 mà quay ngược lại PP. Trong lần thứ 2 phá vỡ PP (hình tròn màu tím thứ 2) giá mới chạm được vào S1 và sau đó quay trở lại PP.
Ở khu vực hình oval màu hồng, PP tiếp tục hoạt động như một mức Support mạnh, tuy nhiên giá không thể đến được R1
Ở hình tròn màu vàng, giá phá vỡ PP, chạm S1, và sau đó tiếp tục rơi xuống S2.
Như vậy, với biểu đồ như trên, nếu bạn đã cố gắng vào lệnh BUY nào đó, bạn đã phải thoát lệnh và chịu lỗ.
Theo ý kiến cá nhân, chúng tôi sẽ không nghĩ mình sẽ vào lệnh BUY trong những trường hợp trên. Vì sao ư ? Một bí mật nho nhỏ, đó là vì chúng tôi không cho các bạn thấy trên biều đồ này, giá đang trong xu hướng xuống.
Bạn hãy luôn nhớ xu hướng là bạn . Không nên đâm sau lưng bạn mình, vì thế, hãy cố gắng hết sức đừng bao giờ chơi ngược xu hướng.
Trong bài học sau, bạn sẽ học cách sử dụng nhiều khung thời gian cùng lúc để nhận diện chính xác xu hướng, điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu sai lầm như trong ví dụ trên.
Tóm tắt bí quyết giao dịch với Pivot Points
Dưới đây là một số gợi ý dễ nhớ sẽ giúp bạn có được những quyết định giao dịch tốt.với Pivot Points :- Nếu giá đang ở PP, chú ý giá sẽ di chuyển đến R1 hoặc S1
- Nếu giá tại R1, nó có thể di chuyển đến R2 hoặc quay ngược lại PP
- Nếu giá tại S1, nó có thể di chuyển đến S2 hoặc quay lại PP
- Nếu giá tại R2, nó có thể di chuyển đến R3 hoặc quay trở lãi R1
- Nếu giá tại S2, nó có thể di chuyển đến S3 hoặc quay lại S1
- Nếu không có những tin tức quan trọng ảnh hưởng đến thị trường, giá thường di chuyển từ PP đến S1 hoặc R1
- Nếu có tin tức quan trọng ảng hưởng thị trường, giá có thể đi qua R1 hay S1 và đến thẳng R2. S2 hoặc R3, S3.
- R3 và S3 chỉ ra những mức tối đa mà giá có thể di chuyển đến ( trừ rất ít trường hợp ngoại lệ giá di chuyển mạnh hơn).
- Đường Pivot hoạt động tốt trong khi thị trường ít biến động và biên độ dao động trong khu vực giữa R1 và S1.
- Khi thị trường trong xu hướng mạnh, giá vượt mạnh qua các mức cản và đi thẳng.
Tài liệu sưu tầm từ internet
0 nhận xét:
Đăng nhận xét